Trị thâm đen sau mụn khoa học và hiệu quả tại nhà!

trị thâm đen sau mụn

Thâm đen sau mụn cũng là một trong những vấn đề mà làn da dầu mụn có thể gặp phải, đặc biệt là các bạn da ngăm, da tối màu. Vậy trị thâm đen sau mụn bằng cách nào? Cùng mình tìm hiểu sâu hơn về những vết thâm đen trên da để xử lý chúng hiệu quả hơn nhé!

Trị thâm đen sau mụn và trải nghiệm thực tế của mình

Ở bài viết trước, mình đã tổng hợp nguyên nhân, cơ chế hình thành vết thâm đen trên da cũng như các nhóm hoạt chất trị thâm đen sau mụn. Bạn có thể xem lại bài viết ở đây nhé:

>> Thâm đỏ và thâm đen: Nguyên nhân & Cách điều trị từng loại thâm mụn!

Bây giờ, chúng mình sẽ đi sâu vào cách trị mụn thâm cho da dầu, cụ thể là thâm đen. 

Ưu tiên phòng da bị thâm đen trước

Ngay từ khi bị mụn, hãy xác định việc bị thâm đen xảy ra là rất cao. Do đó, ngay từ lúc đang mụn, ngoài việc bôi đồ trị mụn thì hãy cân bằng với việc dưỡng ẩm, phục hồi cho da. Các sản phẩm trị mụn thường khiến da bị khô, bong tróc và có thể là bị tổn thương do kích ứng.

Mà da khô thì việc lành thương cũng diễn ra khó khăn hơn rất nhiều. Và da đủ ẩm là da khỏe đồng nghĩa với việc phục hồi nhanh hơn. Vì vậy, phục hồi da, cung cấp ‘dinh dưỡng’ cho da càng sớm càng tốt để quá trình liền thương diễn ra nhanh, hiệu quả. Da liền nhanh thì đỡ thâm hơn.

dưỡng ẩm giúp hạn chế vết thâm đen trên da
Dưỡng ẩm giúp hạn chế vết thâm đen trên da 

Luôn nhớ bôi kem chống nắng và chống nắng vật lý hàng ngày nếu tình trạng mụn không quá mức khiến da nhạy cảm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Các tia UV sẽ khiến thâm mụn có nguy cơ xuất hiện và lây khỏi hơn.

Bổ sung các thành phần trị thâm đen sau mụn

Vì chúng mình chẳng thể nào có đủ kiên nhẫn ngồi chờ đợi thâm đến rồi đi nên việc sử dụng thêm các thành phần trị thâm đen sau mụn là cần thiết. Các nhóm hoạt chất điều trị vết thâm đen trên da đã được tổng hợp trong bài viết trước của mình rồi. 

Vitamin C điều trị thâm đen sau mụn

Phái sinh cho kết quả mờ thâm sau tổn thương hiệu quả nhất là LAA (ngoài ra còn có EAA), hoạt động dựa trên nguyên lý ức chế men tạo hắc tố. Tuy nhiên, vitamin C chỉ hỗ trợ ngừa gia tăng sắc tố da mà thôi. Nên cũng giống như thâm đỏ sau mụn, việc bạn dùng vitamin C để trị thâm đen mà không hiệu quả cũng không có gì là lạ.

Lưu ý, khi chọn vitamin C trị thâm cần nồng độ cao từ 10% đổ lên và nồng độ cao thì dễ kích ứng, đặc biệt với LAA. Sản phẩm chứa vitamin C phải đứng thứ 2 hoặc thứ 3 trong bảng thành phần thì mới có hiệu quả. Đồng thời loại phái sinh vitamin C ưu tiên nên chọn là EAA, LAA. Nếu da nhạy cảm thì nên chọn vitamin C tetra để mang lại hiệu quả.

Vitamin C của Zakka
Vitamin C của Zakka

Mình đã trải nghiệm vitamin C và nó mang lại hiệu quả nhất định với cả vết thâm đỏ và thâm đen trên da mình. 

Ưu tiên AHA hơn BHA

AHA hoạt động chủ yếu trên bề mặt da giúp tẩy da chết, thúc quá trình thay da diễn ra nhanh hơn. Từ đó, các lớp da thâm đen cũng nhanh bị bong ra và mất đi. Bên cạnh đó, AHA còn giúp da mềm mịn và hỗ trợ chống lão hóa. 

Tuy nhiên, AHA dễ kích ứng ở nồng độ cao, pH thấp. Do đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm AHA có nồng độ từ 5% trở lên, pH khoảng 3.5 – 4. Nếu da nhạy cảm thì nên chọn các loại AHA có pH cao h. Với những sản phẩm axit mà axit đứng gần dưới bảng thành phần thì chủ yếu là để điều chỉnh pH thôi, nên bỏ qua.

BHA vẫn có tác dụng ít nhiều trong việc làm sáng da nhưng sẽ không hiệu quả bằng AHA. Do đó, bạn cũng có thể cân nhắc thêm hoặc không vào routine hàng ngày. BHA ở nồng độ 2% sẽ cho hiệu quả tẩy da chết, giúp thông thoáng và làm sạch lỗ chân lông và hỗ trợ điều trị mụn nhiều hơn.

Azelaic axit hỗ trợ điều trị thâm đen sau mụn

Azelaic axit cũng là một hoạt chất phổ biến trong điều trị thâm và mụn. Azelaic axit hoạt động dựa trên nguyên lý tẩy tế bào chết bề mặt, ức chế hắc bào. Azelaic phổ biến vì có nhiều tác dụng như giúp trị mụn, làm mịn bề mặt da, ít gây kích ứng (so với aha, bha, vitC), làm dịu viêm,…. Nhưng azelaic axit tác động một cách từ từ lên da, nên kết quả mang lại thường chậm. 

Niacinamide 10% của Paula's Choice
Niacinamide 10% của Paula’s Choice

Niacinamide (Vitamin B3)

Niacinamide cũng có nhiều tác dụng đối với da lắm như: chống lão hóa, mờ thâm, kháng viêm, hỗ trợ màng bảo vệ da,…. Vitamin B3 thường được kết hợp với NAG để mang lại hiệu quả trị thâm, làm sáng da vượt trội hơn. Nên 

Trên đây là các hoạt chất  trị mụn thâm đen ở mặt phổ biến và có thể tự dùng ở nhà. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều hoạt chất hỗ trợ điều trị thâm đen sau mụn như: Retinoid, HQ, Kojic Acid, Arbutin., B- resorcinol….. Nhưng một số hoạt chất chúng mình cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ. Và một số hoạt chất mình cũng chưa sử dụng nên sẽ không đề cập trong bài viết này. Hy vọng, trong tương lai mình có thể trải nghiệm và chia sẻ thêm với mọi người.

>> Xem thêm: Cách trị thâm đỏ sau mụn tại nhà an toàn và hiệu quả!

Tổng kết: mụn thâm đen phải làm sao?

Da bị thâm đen sau mụn là vấn đề rất phổ biến và bạn không có gì phải lo lắng cả, vì lo lắng, stress cũng không giải quyết được gì. Thay vào đó, chủ động nạp những kiến thức cần thiết về skincare da trong giai đoạn trước và sau nặn mụn. Và áp dụng đúng cách để hạn chế tình trạng da bị thâm đen cũng như những vết thâm đen trên da lâu hết.

Ngay từ khi phát hiện lên mụn, hãy chú ý cấp ẩm, phục hồi da đầy đủ song song với việc điều trị mụn. 

Tốt nhất đừng soi gương, đừng sờ tay lên mặt để hạn chế việc sờ, cậy và nặn mụn khiến tình trạng da bị viêm, nhiễm trùng cao hơn. Và kết quả là thâm đen có thể xảy ra. Sau khi nặn mụn cũng cấp ẩm, phục hồi cho da đầy đủ kết hợp thêm một số hoạt chất trị thâm đơn giản và an toàn có thể tự sử dụng tại nhà như ở trên.

Ngoài ra, bạn cần ăn uống nước đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, trái cây và sinh hoạt khoa học, điều độ và không được quên bôi kem chống nắng và chống nắng vật lý hàng ngày. Cuối cùng là kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi trên da.

chống nắng giúp hạn chế thâm đen sau mụn
Hàng ngày chống nắng giúp hạn chế thâm đen sau mụn

Vết thâm mụn có tự hết không?

Câu trả lời là có. Thực tế thì thâm mãi rồi nó cũng sẽ nhạt dần và mất hết nhưng thời gian bao lâu thì không có câu trả lời chính xác. Tùy cơ địa, tuổi tác, sinh hoạt hàng ngày,… mà cho kết quả khác nhau.

Bạn cứ nhớ lại mà xem, ngày trẻ tầm 18 – 20 tuổi, chúng mình cậy mụn toé loe xong tháng sau da mặt lại nõn nà, đều màu như cũ. Nhưng càng lớn tuổi, qua tầm 25 –  27, 28 tuổi thì cũng cậy mụn rồi thâm da nhưng phải mất lâu hơn thâm mới hết. Thời gian  trị mụn thâm đen ở mặt giai đoạn này có thể tính theo tháng, theo năm…. 

Ngày xưa, mình cũng chẳng dùng gì mà thâm đen cũng hết nhưng đổi lại da mặt nhìn đúng chán luôn mất một thời gian dài, rồi tự ti các kiểu. Nên nhìn chung, nếu có cơ hội và điều kiện thì hãy chú tâm chăm sóc da càng sớm càng tốt nhé. Vì càng có tuổi, da càng khó phục hồi và lão hóa nhiều hơn.

Hy vọng bài viết hôm nay của Quỳnh sẽ giúp hiểu đúng và đủ về vấn đề trị thâm đen sau mụn. Nếu bạn có bí quyết nào giúp trị thâm đen sau mụn hiệu quả cho da dầu mụn thì hãy chia sẻ cùng mình và mọi người nhé! Hãy kết nối với mình qua 27T Skincare để cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm skincare khoa học cho da dầu mụn.

*** Bài viết có tham khảo thông tin được chia sẻ từ admin fanpage: Bohemian Raspberry

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *